Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu hàng Trung Quốc về Việt Nam ngày càng phổ biến. Đồng thời, Việt Nam và Trung Quốc có đường biên giới sát nhau, dễ dàng thông quan và xuất nhập hàng hóa. Chính vì vậy mà có nhiều hình thức nhập khẩu hàng hóa khác nhau. Tuy nhiên, 1 trong 2 hình thức được ưa chuộng nhất là nhập khẩu tiểu ngạch.
1. Nhập khẩu hàng Trung Quốc qua đường tiểu ngạch
Nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc về Việt Nam qua đường tiểu ngạch là hoạt động vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam qua biên giới mà không qua đường cửa khẩu. Đây là hình thức thương mại quốc tế hợp pháp, được thực hiện bởi công dân của 2 nước, có hộ khẩu thường trú tại khu vực tiếp giáp biên giới với Trung Quốc.
Hình thức này vẫn cần thực hiện kê khai hải quan, nộp thuế, thuế kiểm dịch và phải chịu sự kiểm tra, giám sát như với nhập khẩu chính ngạch. Tại Việt Nam, hoạt động nhập khẩu tiểu ngạch vẫn diễn ra ở một số tỉnh thành như Quảng Ninh, Lạng Sơn,…
2. Các thủ tục nhập khẩu hàng Trung Quốc tiểu ngạch
Cách nhập hàng từ Trung Quốc tiểu ngạch sẽ phù hợp với số lượng hàng hóa nhỏ, bao gồm thủ tục khai hàng và thủ tục kiểm tra hàng hóa
2.1 Thủ tục khai hàng hóa
Bạn cần đến các cơ quan hải quan để khai hàng và nộp thuế theo đúng quy định. Các giấy tờ khai hàng bao gồm:
- Giấy chứng minh hộ khẩu cư dân biên giới
- Giấy phép kinh doanh nhập khẩu tiểu ngạch
- Các giấy tờ khai hàng khác.
2.2 Thủ tục kiểm tra hàng hóa
Sau khi làm thủ tục khai hàng xong, bạn cần làm các thủ tục kiểm tra hàng hoá theo thứ tự dưới đây
- Đưa hàng hoá cần nhập khẩu đến kiểm tra tại cửa khẩu bởi lực lượng chức năng.
- Hàng được kiểm tra bởi lực lượng hải quan trước sự chứng kiến của chủ hàng.
- Kết quả kiểm tra sẽ được đối chiếu với các giấy tờ liên quan và ghi kết quả kiểm hoá.
- Căn cứ vào giấy tờ và kết quả kiểm hoá, hải quan sẽ quyết định việc nộp thuế và thông quan hàng hoá.
- Các giấy tờ, thủ tục sẽ được luân chuyển và lưu lại ở cơ quan hải quan cửa khẩu.
3. Những mặt hàng cần tránh khi nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam
Lương thực, thực phẩm khô:
Các loại lương thực hay thực phẩm khô nhập khẩu từ Trung Quốc thường không được ưa chuộng tại thị trường Việt do nghi ngờ về chất lượng, do đó không nên nhập mặt hàng này về.
Rau củ quả
Rau củ quả xuất xứ từ Trung Quốc thường có dư thuốc bảo quản thực phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe, vì vậy nên loại bỏ ngay mặt hàng này để tránh bị phạt ngay cửa khẩu.
Thực phẩm tươi sống
Các loại thực phẩm tươi sống nhập khẩu từ Trung Quốc thường bị kiểm duyệt gắt gao, chất lượng không đảm bảo và vận chuyển bất lợi, do đó mặt hàng này đứng đầu trong danh sách không nên nhập về từ Trung Quốc.
4. Một số lưu ý khi nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc
Để nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc một cách dễ dàng, các nhà cung cấp cần tuân thủ các thủ tục pháp lý để tránh mất quyền lợi và gây sai sót làm chậm quá trình nhập hàng.
Xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa
Điều này khá khó do các cơ quan thẩm quyền kiểm định chặt chẽ nguồn hàng nhập khẩu Trung Quốc để đảm bảo chất lượng. Việc tra cứu kỹ các danh mục hàng hóa trên website chính thống cũng giúp quá trình xin giấy phép nhập khẩu nhanh chóng hơn.
Kiểm tra chất lượng hàng hóa khi nhận hàng nhập khẩu từ Trung Quốc
Nhà cung cấp cần kiểm tra chất lượng hàng hóa khi nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc và đối chiếu với các giấy tờ liên quan để đảm bảo sản phẩm chất lượng và ngăn chặn các rủi ro có thể xảy ra.
Lựa chọn phương tiện vận tải
Khi làm thủ tục nhập hàng từ Trung Quốc , nhà cung cấp cần liên hệ với nhà xuất khẩu để biết lịch trình vận chuyển, tên và số hiệu của phương tiện vận tải, thời gian khởi hành, dự kiến thời gian hàng đến và cung cấp thông tin bổ sung cho hãng vận chuyển.
Mua bảo hiểm hàng hóa trước khi làm thủ tục nhập khẩu
Để tránh các rủi ro xảy ra trong quá trình vận chuyển, nhà cung cấp có thể xem xét mua bảo hiểm hàng hóa trước khi làm thủ tục nhập khẩu hàng Trung Quốc.
Làm thủ tục hải quan
Cần chú ý mã số hàng hóa và mức thuế phải nộp khi làm thủ tục hải quan để tránh gây khai mã sai dẫn đến việc phạt hành chính và gian lận thuế.
Xác nhận thanh toán
Nhà cung cấp cũng nên kiểm tra kỹ hợp đồng và lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp để tránh rủi ro thanh toán.
Giải quyết tranh chấp
Cẩn thận khi soạn hợp đồng và kiểm tra các điều khoản trong hợp đồng để tránh khiếu nại về thiếu hàng hoặc hàng không đúng quy cách.